Yêu cầu của
việc soạn thảo một văn bản quản lí hành chính nhà nước?
1. Những yêu cầu chung về
kĩ thuật soạn thảo văn bản
- Nắm vững đường lối,
chính sách của Đảng
- Văn bản được ban hành
phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan (thuộc thẩm quyền
pháp lí của ai? thuộc loại nào? phạm vi tác động đến đâu? trật tự pháp lí được
xác định như thế nào? có mâu thuẫn gì với văn bản khác của cơ quan và cơ quan
khác?)
- Nắm vững nội dung văn
bản cần soạn, phải rõ ràng, phù hợp thực tế, pháp luật hiện hành, không trái
văn bản cấp trên, có tính khả thi.
- Trình bày đúng yêu cầu
về thể thức, văn phong
- Người soạn thảo nắm
vững nghiệp vụ, kĩ thuật soạn thảo dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về
quản lí hành chính nhà nước và pháp luật
2. Những yêu cầu về nội
dung
a. Phải có mục đích rõ
ràng
- Trước khi soạn văn bản
cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của nó
- Căn cứ vào mục đích của
nội dung văn bản có thể xác định tính thích hợp của nó với mục đích sử dụng.
Tính thích hợp thể hiện ở sự đồng nhất nội dung và hình thức văn bản (Nội dung:
thiết thực, đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế, phù hợp pháp luật hiện hành; Hình
thức: thể hiện dưới dạng văn bản thích hợp, thí dụ không dùng chỉ thị thay cho
thông báo và ngược lại)
b. Văn bản phải có tính
khoa học, phải đảm bảo
- Đủ thông tin quy phạm
và thông tin thực tế cần thiết, thông tin được xử lí, đảm bảo chính xác: sự
kiện, số liệu, đúng thực tế và còn hiện thời
- Logic về nội dung: nhất
quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ.
- Thể thức văn bản theo
quy định
- Thống nhất với các văn
bản khác
c. Văn bản phải có tính
khả thi
Tính khả thi là sự kết
hợp đúng và hợp lí của tính mục đích, phổ thông đại chúng, khoa học, bắt buộc
thực hiện. Văn bản cần tính tới sự phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật
chất của chủ thể thi hành. Không có các nội dung quá lạc hậu, nắm vững điều
kiện, khả năng đối tượng thực hiện để xác lập nhiệm vụ của họ.
d. Văn bản phải được viết
bằng ngôn ngữ quy phạm
Viết theo văn phong hành
chính, có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Chính xác, rõ ràng
- Phổ thông, đại chúng
- Khách quan, phi cá
tính: không tự ý đưa quan điểm riêng
- Trang trọng, lịch sự:
thể hiện tôn trọng chủ thể thi hành, thể hiện “văn minh hành chính”
- Khuôn mẫu: thường theo
khuôn mẫu có sẵn, thể hiện cả trong cách dùng từ (“căn cứ vào..” “theo đề nghị
của…” “các… chịu trách nhiệm thi hành… này.) Sử dụng từ đúng nghĩa, ngữ pháp,
tránh dùng từ khó hiểu, từ địa phương, không dùng từ khẩu ngữ, thường dùng câu
tưởng thuật. Câu phải nhất quán với chủ đề, liên kết các ý hài hòa.
3. Yêu cầu về bố cục, thể
thức văn bản
Tổng thể văn bản có bố
cục như sau
a. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu
- Tên cơ quan ban hành
văn bản
- Số và kí hiệu (văn bản
thông thường khác văn bản quy phạm pháp luật)
- Địa danh, ngày tháng
- Tên loại văn bản
- Trích yếu văn bản
- Căn cứ ban hành văn bản
b. Phần khai triển:
- Loại hình quyết định
- Nội dung điều chỉnh:
phần trong tâm có thể theo văn điều khoản hoặc văn xuôi pháp luật
- Điều khoản thi hành
gồm: hiệu lực văn bản; chủ thể thi hành; xử lí văn bản cũ
c. Phần kết:
- Thẩm quyền kí: chức vụ,
chữ kí, họ tên đầy đủ
- Con dấu hợp pháp
- Nơi nhận
- Dấu độ mật, độ khẩu
- Tên tắt người đánh máy,
số lượng bản
- Phụ chú.
Không có nhận xét nào