Năng lực, hiệu
lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước là gì? Để nâng cao năng lực hành
chính nhà nước cần thực hiện những giải pháp gì?
1. Năng lực của nền hành
chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lí nhà nước và phục vụ nhân dân
Các yếu tố cấu thành nền
hành chính nhà nước bao gồm:
+ Hệ thống thể chế, thủ
tục hành chính
+ Hệ thống tổ chức hành
chính
+ Đội ngũ cán bộ công
chức
+ Các điều kiện vật chất
(tổ chức công sở)
2. Hiệu lực của nền hành
chính nhà nước là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lí của bộ máy hành chính
để đạt được mục tiêu đề ra
Hiệu lực của nền hành
chính nhà nước phục thuộc vào các yếu tố:
+ Năng lực, chất lượng
của nền hành chính
+ Sự ủng hộ của nhân dân
+ Đặc điểm tổ chức, vận
hành của bộ máy chính trị
3. Hiệu quả của nền hành
chính nhà nước là kết quả quản lí đạt được của bộ máy hành chính trong tương quan với mức
độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả
xã hội
Hiệu quả của nền hành
chính được thể hiện qua:
+ Đạt mục tiêu tối đa với
chi phí nguồn lực nhất định
+ Đạt mục tiêu nhất định
với chi phí tối thiểu
+ Đạt mục tiêu không chỉ
trong quan hệ với chi phí nguồn lực mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội
4. Từ thực tiễn hiện nay
cần làm gì để nâng cao năng lực hiệu quả của nền hành chính nhà nước
- Thực tiễn:
+ Nâng cao hiệu lực hiệu
quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
toàn xã hội
+ Nước ta đang xây dựng
nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa, đây là một nhiệm vụ mới
+ Thực tiễn tổ chức hoạt
động cho thấy còn nhiều yếu kém cần khắc phục
+ Tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội… thế giới thay đổi rất nhiều, cần hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của nhà nước để thích ứng
- Giải pháp:
+ Xây dựng một nhà nước
thực sự của dân, do dân và vì dân, mở rộng dân chủ và quyền làm chủ của công
dân, thực hiện dân chủ trực tiếp, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân
dân, thể chế hóa đúng đắn, kịp thời các chủ trương chính sách của đảng thành
pháp luật của nhà nước.
+ Từng bước chuyển nền
hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển, tách dần các chức năng
hành chính khỏi chức năng kinh doanh, hành chính với dịch vụ hành chính, dịch
vụ công, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, coi công dân
là khách hàng của nhà nước, công chức là công bộc của nhân dân…
Không có nhận xét nào