Like Page để cập nhật tin mới ngay trên facebook nhé

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính? Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường?


Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính? Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường?

1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính: phải được viết theo văn phong hành chính và đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tính chính xác, rõ ràng: viết gọn ghẽ, mạch lạc, sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp
- Tính phổ thông, đại chúng: văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phổ thông, ngắn gọn, hạn chế sử dụng các thuật ngữ chuyên môn
- Tính khách quan: phải thể hiện được ý chí của cơ quan quyền lực nhà nước, được thể hiện thông qua các chuẩn mực pháp lí (không được đưa ý kiến cá nhân vào văn bản)
- Tính trang trọng, lịch sự
- Tính khuôn mẫu: văn bản cần được trình bày theo thể thức, khuôn mẫu do pháp luật quy định, tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, tính khoa học của văn bản
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính cần phải tuân theo các chuẩn mực nhất đinh như:
- Lựa chọn và sử dụng đúng ngữ nghĩa
- Sử dụng đúng ngữ pháp
- Sử dụng từ đúng văn phong hành chính: tránh dùng từ khó hiểu, không dùng từ địa phương, tiếng lóng, sử dụng hợp lí các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng từ ngữ phổ thông
- Sử dụng đúng chính tả tiếng việt, câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Sử dụng câu tường thuật (hạn chế các câu biểu cảm, nghi vấn…)
- Câu cần có sự nhất quán về chủ đề, liên kết hài hòa với nhau.
2. So sánh sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường
- Văn bản quy phạm pháp luật khác văn bản hành chính thông thường bởi tính hiệu lực pháp lícủa văn bản (văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật còn văn bản hành chính thông thường thì không có quy phạm pháp luật)
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó không phụ thuộc vào sự áp dụng, được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Các văn bản hành chính thông thường như công văn, thông báo, tờ trình… tuy cũng do cơ quan quản lí hành chính ban hành, nhưng không chứa các quy phạm pháp luật, và thường chỉ áp dụng cho từng đối tượng cụ thể (không áp dụng chung, và không được áp dụng nhiều lần)
Do tính chất khác nhau nên quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường cũng khác nhau. Việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo các bước quy định tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Còn quy trình soạn thảo các văn bản hành chính thông thường khác đơn giản hơn, tùy theo yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị cụ thể.

Facebook Comments